Khô miệng khát nước là bệnh gì? Khô miệng là một chứng bệnh mang đến những khó chịu, phiền phức cho người bệnh, khiến người bệnh ăn uống không ngon. Tuy nhiên, khô miệng khát nước không chỉ đơn giản như vậy mà chứng khô miệng còn là biểu hiện của những căn bệnh nguy hiểm khác.
Khô miệng khát nước là bệnh gì?
Khô miệng khát nước là bệnh gì?
Khô miệng khát nước có thể gặp phải ở rất nhiều người mặc dù đã uống nước rất nhiều. Vậy khô miệng khát nước là bệnh gì? Tình trạng khô miệng khát nước của bạn có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến là:
– Viêm tuyến nước bọt hoặc sỏi tuyến nước bọt: Tuyến nước bọt bị viêm nhiễm bởi vi trùng hoặc nấm thì sẽ dần dần phá hủy các mô tuyến nước bọt, khiến các mô này không hoạt động được nước và gây ta tình trạng giảm tiết nước bọt, người bệnh sẽ luôn cảm thấy khô miệng khát nước.
– Đái tháo đường: Những người bị đái tháo đường thường có khả năng tự miễn dịch kém, dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn và sức khỏe của các bộ phận trong khoang miệng cũng sẽ bị đe dọa. Tình trạng khô miệng có thể một dấu hiệu của bệnh lý đái tháo đường mà bạn nên xem xét.
– Xuất huyết: Việc bị xuất huyết, mất máu cũng có thể gây ra tình trạng thiếu nước và có tuyến nước bọt trong miệng không có đủ để tiết thêm, dẫn đến hiện tượng khô miệng liên tục.
– Đổ mồ hôi nhiều: Đổ mồ hôi cũng là một dạng thoát nước. Nếu đổ mồ hôi quá nhiều thì sẽ có thể gặp phải tình trạng khô miệng.
– Suy tim: Tim bị suy yếu, thiếu máu, máu không kịp đưa lên não nên hệ thần kinh điều khiển tuyến nước bọt hoạt động kém, khiến người bệnh luôn cảm thấy khô miệng.
– Hội chứng tăng ure máu: Hội chứng này gây ra tình trạng khó thở, người bệnh phải thở bằng miệng và khô miệng là dấu hiệu thường gặp của bệnh này.
– Rối loạn nội tiết: Rối loạn nối tiết cũng có thể là một trong những câu trả lời cho câu hỏi khô miệng là dấu hiệu của bệnh gì.
Ngoài các bệnh lý cơ bản trên đây, thì khô miệng còn bị gây ra bởi những loại bệnh lý khác nữa như bệnh Parkinson, Ahzheimer, tai biến mạch máu não, HIV/AIDS hay viêm khớp…
Cách điều trị khô miệng khát nước như thế nào dứt điểm?
Cách điều trị chứng khô miệng khát nước
Khô miệng khát nước là bệnh lý phổ biến tuy nhiên cần có biện pháp chữa bệnh khô miệng kịp thời tránh để lâu dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Khô miệng khát nước tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ bệnh mà có cách điều trị phù hợp khác nhau. Nếu bệnh lý đang ở mức độ nhẹ bạn có thể áp dụng 1 số cách điều trị sau đây:
⇒ Chế độ ăn uống
– Chế độ ăn uống bạn nên:
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, vitamin tổng hợp cho cơ thể đặc biệt là vitamin B6
- Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể khoảng 2lit/1 ngày có thể uống khi không khát
– Chế độ ăn uống không nên:
- Hạn chế các loại thực phẩm cay, chua, có tính quá nóng, hoặc quá mặn
- Không sử dụng thực phẩm đồ uống chứa cồn, gas, caffein
- Hạn chế tối đa thực phẩm nhiều đường, nếu sử dụng hãy súc miệng ngay sau đó.
⇒ Chế độ chăm sóc
– Bạn nên:
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý gây nên tình trạng khô miệng, khát nước.
- Đánh răng, chăm sóc răng miệng hàng ngày sạch sẽ
- Sử dụng nước súc miệng kết hợp chỉ nha khoa
- Dùng nước bọt nhân tạo dưới dạng súc miệng, xịt, thoa, viên tan trong nước có tác dụng cải thiện khô miệng.
- Sử dụng máy phun sương để tạo độ ẩm
– Bạn không nên:
- Hạn chế sử dụng điều hòa nếu sử dụng máy điều hòa làm mát phòng nên kết hợp với máy phun sương để tạo độ ẩm cho phòng, tránh tình trạng mất nước do điều hòa hút ẩm.
- Không nên ngủ ngáy, há miệng khi ngủ
Trên đây là những giải đáp cơ bản của nha sỹ Paris bọc răng sứ về vấn đề khô miệng khát nước là bệnh gì. Nếu còn bất cứ thắc mắc cần được giải đáp cũng như việc muốn tìm hiểu khô miệng khi ngủ dậy tại sao? Hãy liên hệ với Nha khoa Quốc tế Dencos Luuxry, các bác sỹ sẽ tư vấn miễn phí cho bạn.
Chúc bạn có hàm răng đẹp và khỏe mạnh!